Trần thạch cao là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất hiện nay. Lớp trần này được lắp đặt và cố định bởi một hệ khung xương được làm bằng nhôm kẽ và cố định bằng ốc vít. Trong bài viết này, hãy cùng Kenhnhadep tìm hiểu kỹ hơn về trần thạch cao nhé.

Tại sao nên làm trần thạch cao cho ngôi nhà của bạn?

Trần thạch cao phòng khách đẹp
Lớp trần giả giúp nâng cao thẩm mỹ của ngôi nhà

Trần thạch cao là lớp trần giả nằm dưới trần nhà chính giúp bảo vệ và mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà. Loại trần này mang tính trang trí cao, giúp che đi các khuyết điểm như hệ thống dây điện hay bề mặt bê tông thô ráp. Chúng có thể được coi là điểm nhấn giúp hoàn thiện cảm quan của ngôi nhà.

Trần thạch cao phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Chúng giúp mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian. Hơn nữa làm trần thạch cao cho nhà ở còn giúp bảo vệ lớp trần bê tông, từ đó giúp tăng tuổi thọ của ngôi nhà.

Cấu tạo trần thạch cao:

Trần thạch cao gồm 3 lớp, bao gồm:

Cấu tạo trần thạch cao
Cấu tạo trần thạch cao

Hệ khung xương: đây là phần khung chính chịu lực dùng để giữ các tấm thạch cao được vững chắc.

Tầm thạch cao: đây là phần bề mặt tạo kiến trúc phẳng cho trần và được cố định với hệ khung xương bằng ốc vít.

Lớp sơn bả: dùng để tạo màu sắc và nâng cao giá trị thẩm mỹ của trần.

Trần thạch cao bao gồm những loại nào?

Căn cứ vào cấu trúc mặt trần, trần thạch cao được chia làm ba loại là trần nổi, rần chìm và trần giật cấp. Cụ thể:

Trần nổi:

Trần nổi
Trần nổi thường được dùng trong các không gian rộng

Lớp trần này được thi công bằng cách cầm tấm thạch cao thả đúng vị trí khung xương. Vì vậy chúng còn được gọi bằng một tên gọi khác là trần thả. Ưu điểm của loại trần này là đơn giản và thi công nhanh chóng. Vô cùng dễ dàng trong việc sửa chữa và không bị võng. Tuy nhiên mẫu mã của loại trần này không đa dạng và không thích hợp cho không gian nhỏ.

Trần chìm:

Trần chìm
Mẫu trần chìm hiện đại và thẩm mỹ cao

Trần chìm là loại trần có các tấm thạch cao được đặt trên cùng một mặt phẳng. Việc thi công lắp đặt loại trần này khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn đơn vị thi công trần thạch cao bởi nếu lầm không chuyên nghiệp dễ xảy ra trường hợp bề mặt gồ ghề, sơn không đều màu,…

Trần giật cấp:

Trần thạch cao giật cấp
Trần giật cấp vô cùng sang trọng

Đây là loại trần thạch cao phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Cấu trúc bề mặt trần được phân cấp với tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Loại trần này có mẫu mã đa dạng, mang vẻ đẹp hiện đại. Tuy nhiên cũng vì vậy mà thời gian thi công loại trần này cũng lâu hơn. Việc sửa chữa cũng khó hơn, nếu xảy ra trường hợp hư hỏng cần phải thay lại toàn bộ.

Ngoài cách phân loại trên, trần thạch cao còn được chia theo công năng như trần chống ẩm, trần cách nhiệt, trần cách âm, trần chống cháy.

Chi phí làm trần thạch cao giá bao nhiêu?

Mỗi loại trần sẽ có một mức giá khác nhau. Chi phí làm trần thạch cao được tính bao gồm phần thô và sơn bả hoàn thiện. Gía trần thạch cao sẽ rơi vào khoảng 130.000 – 260.000/m2.

Những mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp nhất

Những mẫu nhà đẹp được xem nhiều nhất

Kiến thức

Phong thủy