Một mẫu nhà đẹp là tiền đề giúp bạn sở hữu được một ngôi nhà ưng ý. Diện tích nhà lớn hay nhỏ đều cần có kiến trúc và kết cấu hoàn chỉnh, khoa học. Đặc biệt là khi có quá nhiều mô hình nhà ở tại Việt Nam như hiện nay. Gia chủ sẽ rất khó để tiếp nhận được nguồn thông tin chính xác và đảm bảo tính chuyên môn.
Những tiêu chí lựa chọn đơn vị thiết kế xây dựng nhà ở đẹp hiện nay
Trên thị trường hiện nay có vô số đơn vị thiết kế – thi công nhà ở. Vì thế để gia chủ có thể chọn được đơn vị chuyên nghiệp và uy tín, Kênh Nhà Đẹp đã tổng hợp một số tiêu chí lựa chọn. Chúng sẽ giúp bạn chọn lọc nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Tiêu chí lựa chọn đơn vị thiết kế nhà đẹp
Đơn vị thiết kế bản vẽ kiến trúc chính là nơi mang lại cho gia chủ hình dung rõ ràng hơn về ngôi nhà trong tương lai. Đồng thời, những lựa chọn của Kiến Trúc Sư về cấu trúc ngôi nhà, khối lượng vật liệu cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Những tiêu chí lựa chọn đơn vị thiết kế kiến trúc nhà đẹp gồm:
- Website, Fanpage của công ty chuyên nghiệp, chỉn chu, minh bạch
- Công ty có phong cách thiết kế phù hợp với gu thẩm mỹ của gia chủ
- Có địa chỉ văn phòng và thông tin rõ ràng
- Tư vấn trực tiếp, tận tâm và chuyên nghiệp
- Người thân, bạn bè đã từng sử dụng dịch vụ của công ty và có phản hồi tốt
- Công ty từng được các kênh và cộng đồng chia sẻ, đánh giá
Chất lượng đi đôi với giá tiền vì thế bạn đừng vội vàng tìm đến những nơi đưa ra mức giá quá hời. Vì có lẽ đó sẽ là những cái bẫy khiến bạn phải rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang”
Tiêu chí lựa chọn đơn vị thi công xây dựng nhà đẹp
- Giá trị pháp lý của công ty phải được nhà nước công nhận. (Đã được đăng ký kinh doanh, có địa chỉ minh bạch)
- Kinh nghiệm của Kiến Trúc Sư và thợ thi công càng cao thì chất lượng của công trình càng được đảm bảo.
- Có các gói dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu và mức kinh phí của gia chủ.
- Mức giá hợp lý với quy mô công trình, không quá thấp hoặc quá cao. Giá thi công quá thấp sẽ không đảm bảo được chất lượng công trình. Còn quá cao thì không phù hợp với mức kinh phí đầu tư.
Hai gói dịch vụ thi công phổ biến nhất hiện nay gồm:
+ Thầu trọn gói: Đơn vị thi công sẽ chuẩn bị cả phần vật tư xây dựng, nhân công và giám sát công trình. Những hạng mục này sẽ được nêu rõ trong điều khoản của gói dịch vụ. Nếu muốn bổ sung thêm hạng mục nào ngoài gói thì đơn vị thi công sẽ báo giá bổ sung.
+ Thầu thi công: Đơn vị thi công chỉ đảm nhận quá trình thi công, các loại vật liệu sẽ do gia chủ cung cấp.
- Các điều khoản về tiến độ hoàn thiện công trình được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Đặc biệt là điều khoản bồi thường nếu trễ tiến độ. Nếu chưa có, bạn hãy yêu cầu đơn vị thi công bổ sung.
- Giá cả, nguồn cung và xuất xứ của vật liệu phải được công khai minh bạch.
- Đơn vị thi công cần phải có chính sách bảo hành sau khi hoàn thiện công trình.
- Đơn vị cần phải cam kết không được tự ý mua bán hợp đồng thi công công trình cho bên thứ ba.
Cách tính chi phí thiết kế xây dựng nhà đẹp nhanh và chính xác nhất
Chi phí thiết kế và thi công một ngôi nhà không hề nhỏ. Chúng còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững và an toàn của ngôi nhà.
Cách tính chi phí thiết kế nhà đẹp
Bảng giá chỉ áp dụng cho các công trình có tổng diện tích sàn > 200m2. Các trường hợp khác có thể tham khảo cách tính sau:
- Diện tích sàn: 100 – 174m2 (nhân thêm hệ số k = 1,2)
- Diện tích sàn: 175 – 200m2 (nhân thêm hệ số k = 1,1)
- Diện tích sàn < 100m2 (nhân thêm hệ số k = 1,4)
Lưu ý khi tính diện tích cho nhà ở:
- Diện tích lợp ngói: Tính 150% diện tích
- Diện tích có phần thang: Tính 150% diện tích
- Diện tích có mái che: Tính 100% diện tích
- Diện tích không mái che: Tính 50% diện tích
Đối với khách hàng có yêu cầu thiết kế riêng biệt cho một số hạng mục thì phí thiết kế sẽ được nhân hệ số k = 1,3.
Cách tính chi phí thi công xây dựng nhà đẹp
Trên thị trường hiện nay có hai cách dự toán chi phí thi công nhà ở gồm: bóc tách khối lượng và dựa trên đơn vị m2.
Dự toán chi phí bằng cách bóc tách khối lượng:
Quá trình bóc tách khối lượng sẽ dựa trên bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh. Từ đó bạn sẽ có được ba bảng tính bao gồm:
- Bảng tiên lượng: Bảng dự tính khối lượng chính xác từng hạng mục.
- Bảng chi phí vật tư: Bảng tổng hợp số lượng vật tư dựa trên diện tích nhà ở và đơn giá thị trường của vật tư.
- Bảng chi phí dự toán: Bảng tính chi phí toàn bộ vật liệu cần dùng trong cho công trình.
Các bóc tách khối lượng sẽ giúp hạn chế rủi ro và đưa ra dự toán chính xác nhất. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong hồ sơ thiết kế thì khoản chi phí phát sinh sẽ được phát hiện ngay lập tức.
Dự toán chi phí thi công dựa trên đơn vị m2:
Cách dự toán chi phí dựa trên m2 sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về kinh phí đầu tư. Thế nhưng, việc xây dựng một công trình hoàn thiện phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Các chủng loại vật tư cũng vô cùng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau.
Các gói thầu thi công nhà ở phổ biến trên thị trường hiện nay có:
- Gói xây dựng thô trung bình từ 2.500.000 – 3.500.000 VNĐ/m2
- Gói xây dựng nhà trọn gói trung bình từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ/m2
Mức giá còn tùy thuộc vào vị trí, bản vẽ thiết kế và quy mô công trình.
Hướng dẫn cách tính giá thi công dựa trên diện tích nhà ở
- Chi phí thi công nhà = Diện tích nhà x Đơn giá/m2
- Diện tích xây dựng gồm các hạng mục:
- Tầng hầm = Diện tích x (150 – 250)%
Móng nhà:
- Móng đơn = Diện tích x 40%
- Móng cọc = Diện tích x (20 – 30)%
- Móng bè = Diện tích x 50%
- Tầng trệt và lầu = Diện tích x 100%
- Sân nhà trước hoặc sau = Diện tích x (30 -70)%
Phần mái nhà:
- Mái bê tông cốt thép = Diện tích x 50%
- Mái tôn = Diện tích x 20%
- Mái ngói bê tông = Diện tích (mặt nghiêng) x 100%
- Mái ngói với kèo sắt = Diện tích (mặt nghiêng) x 70%
Tùy theo cấu trúc nhà, yêu cầu kiến trúc, giải pháp thi công,… mà hệ số trong cách tính sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá thi công nội thất trọn gói giá xưởng mới nhất 2023
Những lưu ý trước khi ký hợp đồng thi công xây dựng nhà ở
Trước khi ký kết hợp đồng xây dựng hay thiết kế nhà ở bạn cần phải lưu ý một số nguyên tắc.
Nguyên tắc cần nhớ khi ký kết hợp đồng thiết kế – thi công nhà ở:
- Chỉ được ký kết hợp đồng khi đã hoàn tất việc đàm phán và chọn lựa đơn vị thực hiện,
- Hợp đồng được ký kết dựa trên sự tự nguyện, hợp tác bình đẳng, phù hợp pháp lý và chuẩn mực đạo đức.
- Đối với đơn vị thầu thi công là liên danh thì phải có thỏa thuận liên danh.
- Đơn vị ký kết hợp đồng thi công với bạn phải có đủ khả năng thanh toán tài chính như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với đơn vị nước ngoài cần có cam kết thuê nhà thầu phụ trong nước (nếu có).
Nguyên tắc đối với các bên ký kết hợp đồng thiết kế – thi công:
- Hợp đồng phải có đủ chữ ký, dấu mộc của hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công để đảm bảo tính pháp lý.
- Nếu phát sinh thêm bên thứ ba, các bên đều phải ký tên và đóng dấu vào hợp đồng.
Một số lưu ý khác mà bạn cần nhớ khi ký hợp đồng:
Đơn vị thi công ký kết hợp đồng với thầu phụ phải có sự đồng ý của gia chủ. Đơn vị thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng và tiến độ hoàn thiện công trình như đã được ký kết trong hợp đồng.
Mức giá trong hợp đồng không được vượt quá mức giá đã thương lượng. Ngoại trừ trường hợp phát sinh một số hạng mục đã được gia chủ cho phép.