Mô hình nhà ống là lựa chọn được nhiều gia chủ Việt yêu thích nhất hiện nay. Xây nhà ống không chỉ phổ biến tại thành thị mà còn được ưa chuộng tại nông thôn. Kết cấu nhà ống hiện đại, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo đủ công năng. Tuy nhiên, để cân đối được mức chi phí trong ngân sách và đảm bảo được chất lượng công trình thì gia chủ cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố.

Trong bài viết hôm nay, S-housing sẽ giới thiệu đến bạn những kinh nghiệm xây dựng nhà ống hữu ích. Đồng thời, giới thiệu thêm cho bạn các thông tin quan trọng về quá trình xây dựng mô hình nhà ở này.

Đặc trưng của các mẫu nhà ống phổ biến hiện nay là gì?

Loại hình nhà ống được đông đảo người Việt yêu thích
Loại hình nhà ống được rất nhiều gia chủ Việt hiện đại yêu thích
  • Nhà ống có dáng hình chữ nhật (nhỏ hẹp về chiều ngang, có lợi thế về chiều sâu)
  • Nhà ống là phương án tiết kiệm diện tích tuyệt vời cho nhà phố nằm san sát nhau.
  • Có thiết kế đơn giản, dễ thi công
  • Thời gian hoàn thiện ngắn, có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng.
  • Chi phí vừa phải, không quá cao
  • Không gian trong nhà khá tối vì nhà ống thường nằm san sát nhau nên khó bố trí cửa sổ. Cần có phương án thiết kế nội thất hợp lý để khắc phục.

Các loại hình nhà ống nhất định bạn phải biết

Mô hình nhà ống thường được thiết kế để xây dựng trên các lô đất nhỏ hẹp. Tuy nhiên, nhà ống lại có lợi thế về chiều sâu vì vậy nếu cân đối khéo léo thì không gian sống vẫn vô cùng thoải mái. Hình dáng nhà ống là hình chữ nhật, nằm san sát nhau. Mô hình nhà ống được ứng dụng phổ biến nhất là ở những khu đô thị đông đúc.

Các mẫu nhà ống đẹp đa dạng và phong phú
Mô hình nhà ống khá đa dạng và phong phú

Các các nhà ống phổ biến được phân loại theo:

  • Phong cách thiết kế: Nhà ống hiện đại/ cổ điển/ tân cổ điển/ bắc âu,…
  • Mặt tiền: Nhà ống 1 mặt tiền/ 2 mặt tiền/ 3 mặt tiền.
  • Diện tích phần mặt tiền: Nhà ống mặt tiền 4m/ 5m/ 6m/ 7m,..
  • Thiết kế mái: Nhà ống mái bằng/ mái tôn/ mái thái/ mái lệch,.
  • Số tầng nhà: Nhà ống 1 tầng/ 2 tầng/ 3 tầng/ có gác lửng,…

Ưu nhược điểm của nhà ống giúp bạn lựa chọn dễ hơn:

Mỗi mô hình nhà ở đều có những đặc trưng riêng nên không thể tránh khỏi các ưu và nhược điểm. Vì thế gia chủ cần phải nằm rõ và hiểu biết về nhà ống để lựa chọn chính xác.

Những ưu và nhược điểm mà các mẫu nhà ống thường có
Các ưu và nhược điểm của nhà ống mà bạn cần biết

Ưu điểm:

-Thiết kế hiện đại, dễ dàng sử dụng

-Kết cấu đơn giản, không quá phức tạp giúp công trình đạt được độ chính xác cao.

-Thời gian thiết kế, thi công nhanh chóng

-Chi phí không quá lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Nhược điểm:

-Ít cửa sổ nên nguồn sáng tự nhiên dẫn vào nhà khá hạn chế.

-Không gian trong nhà khá nhỏ hẹp, cần phải được bố trí khéo léo.

-Đặc trưng của nhà ống là có rất nhiều tầng nên sẽ tạo ra hạn chế trong việc đi lại cho người cao tuổi và trẻ nhỏ.

-Lối đi trong nhà khá nhỏ.

Kinh nghiệm tính chi phí xây nhà ống đơn giản và chính xác:

Các mẫu nhà ống đẹp có sân vườn
Thiết kế nhà ống có sân vườn và bãi đỗ xe thông thoáng, rộng rãi

Tổng chi phí xây dựng:

-Muốn tổng chi phí xây dựng của cả ngôi nhà ống thì gia chủ cần nắm được tổng diện tích xây dựng. Số diện tích này được tổng hợp bao gồm:

-Diện tích móng

-Diện tích sàn của các tầng

-Diện tích phần mái

-Diện tích các phần bên ngoài như sân vườn, bãi đổ xe,… nếu có.

Cách tính diện tích phần móng:

Công thức tính diện tích móng trung bình = 50% diện tích xây dựng sàn

-Nền móng của nhà phố có trách nhiệm chịu mọi tải trọng của các phần sàn bên trên nên chúng rất quan trọng. Có thể nói nếu kết cấu của nền móng vững chãi sẽ quyết định được tuổi thọ của ngôi nhà có dài lâu không.

-Nếu nền đất của ngôi nhà là dạng đất tốt sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí xây dựng và nhân công.

Các kiểu móng thường dùng như:

-Móng đơn

-Móng cọc

-Móng bè

-Móng băng

(Mỗi loại sẽ có cách thi công và tính chi phí khác nhau)

Cách tính diện tích phần mái:

Hiện nay nhà ống có 3 kiểu mái chính gồm mái bằng, mái tôn và mái thái. Mỗi kiểu mái sẽ có cách tính khác nhau.

-Mái tôn = 30% diện tích sàn

-Mái bằng = 50% diện tích sàn

-Mái thái = 70% diện tích sàn

Cách tính diện tích sàn xây dựng:

Nhà ống thường có nhiều tầng vì vậy tổng diện tích sàn xây dựng sẽ bằng tổng diện tích sàn của mỗi tầng cộng lại với nhau. Diện tích càng lớn thì chi phí xây dựng càng cao.

Đơn giá xây dựng nhà ống phổ biến:

Mỗi hình thức thi công sẽ có đơn giá khác nhau. Trên thị trường hiện nay có 2 hình thức thi công phổ biến bao gồm:

-Đơn giá xây dựng trọn gói: Thầu xây dựng sẽ chịu trách nhiệm lo mọi thứ từ nguyên liệu, nhân công đến thiết kế, lắp đặt,… hoàn thiện để gia chủ có thể vào ở ngay. Đơn giản giao động từ 4.500.000 – 6.000.000 VNĐ. Mức giá này còn thay đổi dựa trên chất lượng vật liệu và độ khó của quá trình thi công nhà.

-Đơn giá nhân công trọn gói: Thầu xây dựng sẽ cung cấp và giám sát nhân câu xây dựng. Các chi phí về vật tư, nội thất, thiết kế,… sẽ do gia chủ tự lo. Đơn gián cho gói dịch vụ này là từ 1.500.000 đến 3.000.000 VNĐ. Đối với gia chủ không có kinh nghiệm thì gói dịch vụ này khá tốn thời gian, có thể khiến quá trình thi công bị đình trệ cdo không cung cấp đủ nguyên vật liệu.

Cách tính chi phí xây dựng nhà ống trong thực tế:

Ví dụ: Tính tổng chi phí xây dựng cho nhà ống 2 tầng 50m2

Xác định tổng diện tích xây dựng:

-Phần móng = 30% x 50m2 = 15m2

-Tầng trệt = 100% x 50m2 = 50m2

-Tầng 2 = 100% x 50m2 = 50m2

-Phần mái = 30% x 50m2 = 15m2

  • Tổng diện tích xây dựng = 130m2

Đơn giá xây dựng trọn gói cho nhà phố: 5.400.000 VNĐ

  • Chi phí trọn gói = 130m2 x 5.400.000 = 702.000.000 VNĐ

Đơn giá xây dựng phần thô và nhân công: 2.500.000 VNĐ

  • Chi phí phân thô và nhân công = 130m2 x 2.500.000 = 325.000.000 VNĐ

4 yếu tố giúp chọn được đơn vị thi công nhà ống uy tín và chất lượng:

Chất lượng của một ngôi nhà sẽ được quyết định bởi đơn vị thi công. Vì thế bạn cần lựa chọn và đánh giá thật kỹ lưỡng các nhà thầu để tránh được những vấn đề sau này.

Công ty thi công nhà ống uy tín tại tphcm
Lựa chọn đơn vị thi công nhà ống cần chú ý một số yếu tố quan trọng

Chất lượng dịch vụ

-Đơn vị thi công phải cam kết không bán thầu và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

-Công khai minh bạch các thông tin về báo giá vật tư, số lượng và hạng mục sử dụng.

-Đơn vị phải có đội ngũ Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư chuyên nghiệp và có đủ trình độ chuyên môn.

-Đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm các vấn đề về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và ô nhiễm tiếng ồn,…

-Đơn vị cam kết bảo hành công trình sau khi đã hoàn thiện. Điều này giúp nâng cao uy tín và chất lượng tay nghề của đơn vị thi công.

Ký kết hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là văn bản được cả đơn vị thi công và gia chủ ký kết. Trong đó hai bên phải cam kết tuân thủ đúng các điều kiện được đề ra như:

-Bên nhà thầu có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng công trình, giảm sát thi công và bàn giao đúng thời hạn.

-Bên gia chủ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những thông tin thiết yếu như bản vẽ thiết kế, số liệu và vật tư xây dựng,…

-Trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần phải nghiên cứu tình pháp lý và pháp nhân. Đơn vị thi công phải chịu sự quản lý của nhà nước, có địa chỉ văn phòng và được nhà nước bảo hộ.

Mức giá cả hợp lý

Mức giá xây dựng được tạo nên từ chất lượng vật tư và quy mô xây dựng. Nếu mức giá quá thấp thì rất khó đảm bảo được chất lượng công trình. Còn nếu báo giá quá cao thì có nguy cơ vượt ngưỡng ngân sách.

Thời gian và tiến độ hoàn thiện công trình

Thời hạn hoàn công đã ký kết phải được cả hai bên gia chủ và nhà thầu đồng ý. Vì thế nhà thầu phải có kế hoạch làm việc rõ ràng, cụ thể để đảm bảo được tiến độ thi công và chất lượng tương ứng.

Những mẫu nhà ống đẹp được xem nhiều nhất

Những mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp nhất

Kiến thức

Phong thủy