Nhà cấp 4 là mô hình nhà ở phổ biến thứ hai tại Việt Nam. Chúng được nhiều gia chủ yêu thích nhờ kinh phí xây dựng thấp, kết cấu đơn giản và thời gian thi công ngắn. Trong bài viết bên dưới, Kênh Nhà Đẹp sẽ tổng hợp chi tiết các thông tin, kinh nghiệm xây dựng nhà cấp 4 được nhiều gia chủ chia sẻ từ quá trình thi công thực tế. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được các thắc mắc của bạn cũng như giúp bạn sở hữu được một ngôi nhà ưng ý nhất.

Định nghĩa nhà cấp 4 là gì?

Nhà cấp 4 hiện đại vẫn rất tiện nghi và phong cách
Nhà cấp 4 hiện đại vẫn rất tiện nghi và phong cách

“Nhà cấp 4” được nhắc đến khá phổ biến nên cũng không mấy xa lạ. Chúng là nhà ở có 1 tầng với nhiều kiểu mái khác nhau, thịnh hành nhất là mái ngói. Đặc điểm hình dáng của nhà cấp 4 là khá nhỏ gọn, thiết kế đơn giản và chắc chắn.

Thường được xây bằng gạch hoặc gỗ

Diện tích sử dụng không vượt quá 1000m2

Chiều cao tối đa là lớn hơn hoặc bằng 6m

Kết cấu lớn nhất phải <15m

Là nhà 1 tầng

Ưu và nhược điểm của nhà cấp 4 là gì?

Trước khi xây nhà bạn cần nắm được các ưu nhược điểm của công trình
Trước khi xây nhà bạn cần nắm được các ưu nhược điểm của công trình

*Ưu điểm nổi bật của nhà cấp 4:

Thiết kế nhỏ gọn, vừa đủ, phù hợp với gia đình ít người

Không gian thông thoáng thích hợp với khí hậu tại Việt Nam

Thời gian thi công nhanh chóng, từ 1 – 2 tháng cho nhà cấp 4 đơn giản

Kiến trúc đa dạng, hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ

Chi phí thấp

Thiết kế đơn giản, ít tầng lầu nên trẻ em và người lớn tuổi dễ dàng sinh hoạt

Thiết kế cửa chính lớn kết hợp với sân vườn, hợp phong thủy của người Việt

Không gian mở giúp dễ dàng bố trí công năng tập trung

*Nhược điểm của loại hình nhà cấp 4:

Tuổi thọ sử dụng ngắn (tối đa 30 năm)

Không gian nhỏ không phù hợp cho gia đình có nhiều thành viên

Chất lượng vật liệu không quá cao

Có giới hạn về quy mô nên khó có thể xây thêm tầng hay mở rộng diện tích khi cần thiết.

Các loại hình nhà cấp 4 phổ biến hiện nay:

Hiện nay có ba dạng nhà cấp 4 phổ biến gồm:

Thiết kế nhà cấp 4 mái thái thoáng đãng, tiện nghi
Thiết kế nhà cấp 4 mái thái thoáng đãng, tiện nghi

Nhà cấp 4 mái thái: Là kiểu nhà được nhiều gia chủ lựa chọn nhất. Dáng nhà phù hợp xây dựng trên các lô đất rộng. Phần mái giúp chống nóng, chống ẩm tốt. Độ dốc của mái thái còn giúp thoát nước hiệu quả khi trời mưa, tránh trường hợp đọng nước.

Thiết kế nhà cấp 4 mái bằng theo phong cách hiện đại độc đáo
Thiết kế nhà cấp 4 mái bằng theo phong cách hiện đại độc đáo

Nhà cấp 4 mái bằng: Phần mái bằng phẳng được xây dựng từ bê tông cốt thép nên có khả năng chịu lực và độ bền cao. Vì thế nhà cấp 4 mái bằng có tuổi thọ vượt trội so với các kiểu nhà cấp 4 khác.

Tận dụng hiệu quả không gian với thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng
Tận dụng hiệu quả không gian với thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng

Nhà cấp 4 mái lửng: Cao hơn nhà cấp 4 thông thường. Thiết kế mái lửng giúp gia tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Phần gác lửng có thể được thiết kế theo nhiều cách đa dạng. Đồng thời, gia chủ còn tận dụng được gác lửng làm kho chứa đồ hoặc phòng ngủ,.. Tuy nhiên, bạn cần bố trí nhiều cửa sổ hoặc cửa kính để không gian nhà thông thoáng hơn. Thiết kế cầu thang đi lên gác lửng nên đơn giản và gọn nhẹ.

Hướng dẫn tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 đơn giản, chính xác

Để dự toán được chi phí thi công nhà cấp 4 bạn cần tham khảo một số phương pháp
Để dự toán được chi phí thi công nhà cấp 4 bạn cần tham khảo một số phương pháp

Ba phương pháp dự toán chi phí thi công nhà chính xác nhất

Phương pháp 1: Tham khảo những công trình có quy mô tương tự để dự toán mức chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có sai số vì mỗi công trình đều có các yếu tố khác nhau. Phần chi phí dự toán sẽ không được chính xác.

Phương pháp 2: Bóc tách từng hạng mục để dự toán chi phí. Nếu chọn phương án này gia chủ sẽ cần thuê thêm kỹ sư để bóc tách chính xác.

Phương pháp 3:  Dự toán chi phí dựa trên đơn vị m2 của công trình. Phương pháp này cần đơn vị thi công cung cấp mức giá /m2 của các gói thi công. Cách tính toán khá đơn giản mà độ chính xác tương đối cao. Bạn chỉ cần nhân đơn giá thi công với tổng diện tích (m2) của công trình.

Cách tính chi phí thi công nhà cấp 4 cho từng hạng mục

Quy ước hệ số tính diện tích thi công:

-Phần móng:

Móng đơn: 50%

Móng cọc 30%

Móng bè: 100%

Móng bằng 1 phương: 50%

Móng bằng 2 phương: 70%

-Phần sàn:

Diện tích nhà có mái che: 100% (tầng)

Diện tích nhà không có mái che: 50% (sân phơi và sân thượng)

-Phần mái:

Mái ngói bê tông cốt thep: 100%

Mái ngói vì kèo sắt: 70%

Mái tôn: 30%

-Sân trước và sân sau: 50%

-Cầu thang: 100%

*Công thức tính chi phí: Đơn giá x Tổng diện tích (dựa trên hệ số)

-Tham khảo đơn giá thi công nhà cấp 4 trên đơn vị mét vuông (m2):

Vật tư chất lượng tốt: 6.000.000 VNĐ/m2

Vật tư chất lượng khá: 5.500.000 VNĐ/m2

Vật tư chất lượng trung bình: 5.000.000 VNĐ/m2

Dựa trên các đặc điểm của công trình thực tế (vị trí địa lý, diện tích, vật liệu,..) mà sẽ có sự điều chỉnh về đơn giá.

*Thực hành dự toán chi phí thi công nhà cấp 4 5x20m:

-Tính diện tích theo hệ số:

Mái = 5 x 20 x 30% = 30m2

Trệt = 5 x 20 = 100m2

Móng = 5 x 20 x 50% = 50m2

Tổng diện tích sàn thi công = 180m2

-Tiến hành nhân đơn giá:

Phần thô và nhân công hoàn thiện = 180m2 x 3.200.000 = 576.000.000 VNĐ

Trọn gói = 180m2 x 5.000.000 = 900.000.000 VNĐ

(Bao gồm vật liệu, nhân công và phần thô, chưa có nội thất)

Tuyệt chiêu tiết kiệm chi phí khi xây nhà cấp 4

Tiết kiệm chi phí thi công tối đa mà không làm ảnh hưởng chất lượng công trình
Tiết kiệm chi phí thi công tối đa mà không làm ảnh hưởng chất lượng công trình

Tính toán kỹ lưỡng để diện tích thi công phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tránh tình trạng không khai thác hết chức năng của mặt bằng.

Tiết kiệm chi phí thiết kế bằng cách chọn phối cảnh đơn giản, tập trung công năng.

Chọn vật liệu có chất lượng từ khá đến trung bình để tiết kiệm chi phí. Chúng có giá thành hợp lý mà vẫn đảm bảo được kết cấu vững chắc cho ngôi nhà.

Lựa chọn một đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian.

Hãy nhớ cân bằng hai yếu tố chi phí và chất lượng. Đừng lựa chọn gói thiết kế – thi công có mức giá quá thấp vì chất lượng sẽ không được đảm bảo.

Kinh nghiệm tìm đơn vị thi công nhà cấp 4 chất lượng với mức giá hợp lý

Đơn vị thi công chuyên nghiệp cần phải hội tụ đủ 5 yếu tố
Đơn vị thi công chuyên nghiệp cần phải hội tụ đủ 5 yếu tố

Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén. Quá trình tư vấn cặn kẽ, rõ ràng, giúp gia chủ tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Đơn vị thi công có giá trị pháp lý, đảm bảo đầy đủ các thông tin:

-Thời gian thành lập

-Tư cách pháp nhân

-Mã số thuế

-Địa chỉ văn phòng,..

Đánh giá kinh nghiệm thi công và tay nghề của đơn vị dựa trên các công trình đã thực hiện được cập nhật trong Hồ sơ năng lực và website công ty.

Đơn vị được các khách hàng cũ phản hồi tốt về những công trình đã thực hiện.

Đơn vị cung cấp các gói thiết kế – thi công đa dạng với các mức giá phù hợp. Mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo được chất lượng vật tư, dễ phát sinh nhiều vấn đề khi thi công.

Đơn vị thi công có quy định rõ ràng về hình thức làm việc:

-Thi công phần thô: Đơn vị thi công cung cấp vật tư và hoàn thiện thi công phần thô.

-Giao khoán nhân công: Gia chủ cung cấp nguyên vật tư, đơn vị thi công chịu trách nhiệm xây dựng và giám sát thi công.

-Thi công trọn gói: Đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu từ chọn vật tư, thi công phần thô đến giai đoạn hoàn thiện thi công. Hình thức thi công trọn gói là lựa chọn tối ưu nhất cho gia chủ. Bạn có thể vừa tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình đúng như cam kết.

Ký hợp đồng thi công nhà cấp 4 cần lưu ý những gì?

Khi xây nhà cấp 4 bạn nhất định phải nhớ những lưu ý này
Khi xây nhà cấp 4 bạn nhất định phải nhớ những lưu ý này

Đơn giá được quy định trong hợp đồng sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thi công. Nếu có phát sinh về diện tích hay khối lượng thi công thì giá trị hợp đồng có thể được điều chỉnh.

Trong hợp đồng cần có quy định và cam kết rõ ràng về các trường hợp vi phạm hợp đồng (tiến độ thi công, chất lượng, sự cố,..)

Bạn nên xem xét kỹ lưỡng về giá trị hợp đồng vì bạn sẽ phải ứng trước 20% giá trị hợp đồng khi bắt đầu thi công.

Kiểm tra các loại máy móc thiết bị, hệ thống cốp pha giàn giáo, nguyên vật liệu,..chính xác với những đề mục đã đưa ra trong hợp đồng.

Kiểm tra thật kỹ các điều khoản được đặt ra trong hợp đồng, bất kỳ bên nào cũng không được thay đổi nội dung.

Các chi phí phụ trong hợp đồng thi công cũng cần được tính toán rõ ràng như:

+ Chi phí điện nước khi thi công

+ Chi phí xin cấp giấy xây dựng

+ Chi phí thuê mặt bằng vỉa hè

+ Chi phí phát sinh về nhân công, máy móc thiết bị,..

Trước khi ký kết hợp đồng bạn và đơn vị thi công cần phải xét duyệt và thống nhất về bản vẽ thiết kế.

Bảo hiểm công trình do gia chủ chịu trách nhiệm, đơn vị thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo hiểm lao động.

Các quy định về thiệt hại kinh tế, rủi ro phát sinh trong quá trình thi công cần phải được bàn bạc rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng.

Gia chủ và đơn vị thi công cần phải đảm bảo tuân thủ các cam kết đã đề ra trong hợp đồng.

Những mẫu nhà cấp 4 đẹp được xem nhiều nhất

Những mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp nhất

Kiến thức

Phong thủy