Nếu bạn chưa biết thì trần nhà cũng là một trong những hạng mục kiến trúc quan trọng. Chúng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và phân bổ ánh sáng đồng đều cho không gian. Trong bài viết bên dưới, S-housing sẽ tổng hợp những loại trần nhà đẹp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời cung cấp những kiến thức cần thiết cho gia chủ trước khi thiết kế và thi công hạng mục này.
Những điều bạn chưa biết về trần nhà và thế nào là trần nhà đẹp:
Trần nhà là hạng mục nhỏ nên thường không được nhiều gia chủ quan tâm. Tuy nhiên, khi nhận ra lợi ích của chúng, các gia chủ cũng có rất nhiều câu hỏi xoay quanh hạng mục này.
Trần nhà là gì?
Trần nhà là hạng mục nội thất trong phạm vi giới hạn bên trên của không gian. Hạng mục trần thường không nằm trong cấu trúc của căn nhà mà chỉ được tính là một bề mặt hoàn thiện nằm dưới phần mái nhà hoặc mặt sàn của tầng trên.
Có bao nhiêu kiểu trần nhà?
Trần nhà còn có tên gọi khác là la phông. Trần la phông có hai loại chính đó là trần la phông nổi và trần la phông chìm.
- Trần la phông nổi:
Trần nổi (hoặc còn được gọi là trần thả) là loại trần nhà phổ biến trong xây dựng. Hệ trần này sử dụng khung xương nổi vì thế khi hoàn thiện thi công trần nhà sẽ có một phần xanh xương của khung xương lộ ra ngoài.
Cách thi công trần nổi là thả các tấm thạch cao từ trên xuống theo một khung định hình chữ L.
Ưu điểm của thiết kế trần nổi là dễ thi công và chỉnh sửa. Vì thế chúng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình công cộng quy mô lớn. Bạn có thể thấy chúng trong trường học, bệnh viên hoặc trung tâm thương mại.
Nhược điểm của trần nổi là tính thâm rmyx còn hạn chế, lối thiết kế và trang trí chưa đa dạng.
- Trần la phông chìm:
Trần la phông chìm có hệ khung xương chữ U ẩn hoàn toàn phía trên các lớp thạch cao. Nhờ vậy mà giữ được cho trần nhà một bề mặt phẳng liền và đẹp mắt. Khi nhìn bình thường bạn sẽ không thể thấy phần khung xương nhô ra như trần nổi.
Ưu điểm của trần nổi là tính thẩm mỹ và tính ứng dụng cao.
Nhược điểm của trần nổi là chi phí thi công cao. Quá trình tháo lắp và chỉnh sửa cũng khó khăn hơn loại trần la phông nổi.
Các loại vật liệu làm trần nhà được gia chủ ưa chuộng nhất hiện nay
Vật liệu là yếu tố chính trong thiết kế và thi công trần nhà. Mỗi nhu cầu sử dụng cũng như không gian nhà khác nhau sẽ có cách lựa chọn vật liệu khác nhau. Dưới đây là các đặc trưng và ưu nhược điểm của từng loại vật liệu.
Chất liệu thạch cao giúp tạo nên trần nhà đẹp:
*Ưu điểm của trần nhà thạch cao:
Có trọng lượng nhẹ hơn từ 7 – 10 lần so với các vật liệu khác. Giúp giảm tải trọng lên kết cấu ngôi nhà và đảm bảo sự an toàn cho gia đình.
Không bắt lửa và không lan truyền lửa nên chống cháy hiệu quả.
Chất liệu thạch cao hiện đại không gây ra khói bụi, ngăn ngừa được ẩm mốc.
Cách nhiệt tốt, không hấp thu sức nóng và có tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn so với vật liệu khác. Vì thế gia chủ có thể tiết kiệm chi phí sử dụng cho điều hòa.
Thạch cao không chứa hợp chất Amiang gây ung thư vì thế nếu xảy ra hỏa hoạn thì trần thạch cao cũng không sản sinh ra khí gây độc hại.
Trần thạch cao có thể thi công theo nhiều yêu cầu của gia chủ. Bạn có thể giấu đèn, dây cáp điện hay đường ống.
Thạch cao có thể chế tác, chạm khắc nhiều hoa văn trang trí tinh xảo. Lựa chọn này sẽ phù hợp nhất cho các công trình mang phong cách Tân cổ điển hay cổ điển.
*Nhược điểm của trần nhà thạch cao:
Thạch cao kỵ nước nên khi thi công cần phải chú ý đến hệ thống nước trong nhà. Nếu nước bị rò rỉ ra trần nhà sẽ làm trần bị ố vàng.
*Mức giá của trần nhà thạch cao: 140.000 – 240.000 VNĐ/m2
Trần nhà đẹp bằng gỗ tự nhiên sang trọng và cổ điển:
*Ưu điểm của trần nhà gỗ tự nhiên:
Có thể chạm khắc nhiều hoa văn sang trọng, nâng cao đẳng cấp cho công trình.
Vật liệu gần gũi, mang đến cảm giác ấm cúng và thân thuộc cho gia chủ Việt.
Mùi hương dễ chịu, tạo sự thư giãn cho không gian.
Có màu sắc và các vân gỗ tự nhiên độc đáo, ấn tượng.
Gỗ tự nhiên có tính ứng dụng cao, vừa là vật liệu ốp trần vừa là vật liệu lót sàn rất tốt.
*Nhược điểm của trần nhà gỗ tự nhiên:
Gỗ tự nhiên quý hiếm nên có mức giá vô cùng đắt đỏ.
Còn hạn chế về khả năng chống mối mọt, dễ bị cong vênh nếu tiếp xúc với nước.
*Mức giá của trần nhà gỗ tự nhiên: 600.000 – 5.000.000 VNĐ/m2
Trần nhà đẹp từ gỗ công nghiệp hiện đại:
*Ưu điểm của trần nhà gỗ công nghiệp:
Phong phú về chủng loại và giá cả, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho gia chủ.
Thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm mốc và hạn chế tình trạng bong tróc.
Tiết kiệm chi phí hiệu quả
Có độ bền cao, khi thi công không cần sử dụng đến keo kết dính.
Hệ thống hèm khóa trong trần nhà gỗ công nghiệp giúp trần nhà dễ dàng tháo dỡ và di dời.
Khả năng chống trầy xước tốt, bề mặt gỗ công nghiệp có độ sáng bóng cao.
*Nhược điểm của trần nhà gỗ công nghiệp:
Độ bền thấp hơn trần nhà gỗ tự nhiên. Tuổi thọ vào khoảng trên 10 năm.
Không có khả năng chịu nước, dễ giãn nở và hư hỏng khi thấm nướng.
Không thể chạm trổ hay điêu khắc các hoa văn tinh xảo, phức tạp.
*Mức giá của trần gỗ công nghiệp: từ 500.000 VNĐ/m2
Nhôm – Vật liệu tiên tiến cho các mẫu trần nhà đẹp:
*Ưu điểm của trần nhà nhôm:
Được cấu tạo từ 100% hợp kim nhôm nên vô cùng bền chắc.
Có khả năng chống ấm, chống phai màu và phản xạ tốt với ánh sáng
Có khả năng chịu va đập, chịu nhiệt tốt và chống nóng hiệu quả
Trần nhôm có trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng lực lên ngôi nhà
Thiết kế đa dạng, độc đáo, mang lại vẻ ngoài hiện đại cho không gian sống
Trần nhôm giúp giảm phản xạ âm thanh, hạn chế tiếng ồn và chống vang hiệu quả.
*Nhược điểm của trần nhà nhôm:
Còn hạn chế về mẫu mã và chủng loại nên khó trang trí nội thất.
Tuy có khả năng chống ồn tốt nhưng nếu thi công không kỹ lưỡng sẽ không đảm bảo được hiệu quả.
*Mức giá trần nhà nhôm: từ 320.000 đến 900.000 VNĐ/m2
Tôn – Vật liệu tiết kiệm hiệu quả cho trần nhà
*Ưu điểm của trần nhà tôn:
Cách âm và cách nhiệt hiệu quả.
Có sự chắc chắn, thời gian sử dụng lâu dài và độ bền màu cao.
Các loại tôn thường có cấu tạo 2 lớp với màu sắc đa dạng
Bề mặt trơn láng dễ dàng vệ sinh, lau chùi, hạn chế bám bụi
Không bị ẩm mốc, thân thiện với môi trường.
*Nhược điểm của trần nhà tôn:
Chỉ phù hợp với các không gian tối giản và hiện đại. Không thích hợp sử dụng trong không gian sang trọng như biệt thự cổ điển hoặc tân cổ điển.